Đề án Sáp nhập thôn

Đăng lúc: 09:37:17 13/11/2019 (GMT+7)

Sáp nhập thôn xã Hoằng Kim

UỶ BAN NHÂN DÂN             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   XÃ HOẰNG KIM                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

    Số: 01/ĐA-UBND              Hoằng Kim, ngày      tháng 11 năm 2017

        

ĐỀ ÁN

 Về việc sáp nhập, thành lập thôn mới xã Hoằng Kim

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Nghị quyết số 48/2017/NQ - HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới;

  Căn cứ kế hoạch số 99/HK-UBND ngày 03/11/2017 của UBND huyện Hoằng Hoá, về việc sáp nhập thôn trên địa bàn huyện Hoằng Hoá.

           Thực hiện Nghị quyết số 44-NQ/ĐU ngày 13/11/2017 của BCH Đảng bộ xã Hoằng Kim về sáp nhập thôn. Quyết định số 45-QĐ/ĐU về việc thành lập BCĐ sáp nhập thôn.

          UBND xã Hoằng Kim lập Đề án số 01/ĐA- UBND thực hiện nhiệm vụ sáp nhập thôn, thành lập thôn mới như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU SÁP NHẬP THÔN.

          1. Mục tiêu:

          - Sáp nhập thôn để làm giảm số lượng có qui mô hợp lý. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân.

          - Sau khi sáp nhập sẽ làm giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách, góp phần giảm chi ngân sách, phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hoá, xây dựng Nông thôn mới.

          - Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV qui định mỗi thôn phải có từ 200 hộ trở lên. Như vậy Đề án sáp nhập của xã Hoằng Kim sẽ giảm từ 12 thôn còn 6 thôn.

          2. Yêu cầu:

          - Việc sáp nhập thôn được tổ chức đồng bộ, phù hợp với điều kiện địa lý khu dân cư. Mục tiêu là xây dựng thôn văn minh, đoàn kết.

          - Cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội và các tầng lớp nhân dân phải nhận thức đây là chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước, từ đó có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của thôn, đảm bảo kế hoạch sáp nhập thôn đúng thời gian kế hoạch của huyện, tỉnh đề ra.

           

 

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN.

          1. Trình tự các bước việc triển khai sáp nhập thôn.

          Bước 1: Ngày 13/11/2017 BCH Đảng uỷ ra nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo nhiệm vụ sáp nhập thôn, ngày 13/11/2017 Đảng uỷ thành lập BCĐ sáp nhập thôn do Đ/c Bí thư Đảng uỷ làm trường ban chỉ đạo. Ngày 14/11/2017 Ban chỉ đạo tổ chức họp thông báo cán bộ, công chức được phân công phụ trách cơ sở, theo đó từ ngày     15/11/2017 các chi bộ triển khai nghị quyết đảng bộ huyện, xã về việc lãnh đạo chỉ đạo sáp nhập thôn. Ngày 18/11/2017 UBND xã họp mở rộng triển khai nghị quyết và quyết định thành lập BCĐ của BCH Đảng bộ xã về việc sáp nhập thôn. Triển khai kế hoạc số 99/KH-UBND ngày 03/11/2017 của UBND huyện về sáp nhập thôn. Ngày 16/11/2017 UBND xã lập Đề án số 01/ĐA-UBND về sáp nhập thôn. Từ ngày     10/12/2017 các thôn tổ chức họp dân triển khai thực hiện. Ngày 15/01/2018 các thôn hoàn thiện thủ tục (biên bản, phiếu gửi về BCĐ). Ngày 18/01/2018 xã hoàn thành thủ tục gửi về BCĐ huyện đề nghị sáp nhập.

          Bước 2: Rà soát lập phương án sáp nhập: Trên cơ sở UBND xã đang quản lý hộ khẩu của từng thôn như sau:

Thôn Nghĩa Phú = 104 hộ; thôn 2 Nghĩa Trang = 193 hộ; thôn 3 Nghĩa Trang = 143 hộ; thôn 4 = 123 hộ; thôn 5 = 109 hộ; thôn 6 = 137 hộ; thôn 7 = 139 hộ; thôn Hiệp Thành = 154 hộ; thôn My Du = 98 hộ; thôn 1 Kim Sơn = 89 hộ; thôn 2 Kim Sơn = 93 hộ; thôn 3 Kim Sơn = 108 hộ.

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của BNV hướng dẫn về tổ chức của thôn trong đó qui định mỗi thôn phải có từ 200 hộ trở lên mới đủ điều kiện thành lập thôn. Như vậy cả 12 thôn không đủ 200 hộ trở lên theo qui định, ngoài thôn Nghĩa Phú, thôn My Du là khoảng cách địa lý nhưng phải nhập các hộ giáp danh để phù hợp với địa gới quản lý hành chính của thôn.

Sau đây là phương án sáp nhập lại các thôn. Vị trí địa lý đường trong thôn giữ nguyên, riêng tuyến đường Kim, Giang, Xuân (thôn Hiệp Thành) được sáp nhập lại với các thôn. Tên gọi mới các thôn sau khi sáp nhập như sau:

1-    Thôn Nghĩa Phú sáp nhập với các hộ từ phía đông đường tàu (thành 1

thôn): số hộ = 150 hộ; số khẩu = 598. Tên gọi là thôn Nghĩa Phú.

2-    Thôn 2 Nghĩa Trang sáp nhập với thôn 3 Nghĩa Trang, các hộ ở Bản

Dìn, Toàn bộ các hộ dọc đường 1A từ bắc đến Nam, từ ngã tư đến phía đông cổng đền Phủ Nghĩa Trang phía Bắc, phía Nam là ông Nguyễn Văn Năm. Vị trí địa lý đến đâu sáp nhập các thôn Hiệp Thành đến đó (thành 1 thôn): có số hộ = 350 hộ; số khẩu = 1.137 khẩu. Tên gọi là thôn 1 Nghĩa Trang.

          3- Thôn 4 sáp nhập với thôn 5 vị trí địa lý các hộ từ phía tây cổng đền phủ Diên Thánh đến nhà bà Kim Nụ phía Bắc, nhà ông Ngọc cắt tóc phía Nam. Vị trí địa lý đến đâu sáp nhập các hộ thôn Hiệp Thành đến đó (thành 1 thôn): có số hộ = 282 hộ; số khẩu = 1.137 khẩu: Tên gọi là thôn 2 Nghĩa Trang.

          4- Thôn 6 sáp nhập với thôn 7 vị trí địa lý phía Bắc nhà anh Phương rạp đám cưới, phía Nam nhà anh Bình thợ hàn và kéo hết diện tích lên đến phía đông cổng công sở xã. Vị trí địa lý đến đâu sáp nhập các thôn Hiệp Thành đến đó (thành 1 thôn): có số hộ = 332 hộ; số khẩu = 1.328 khẩu. Tên gọi là thôn 3 Nghĩa Trang:

          5- Thôn My Du sáp nhập với các hộ từ cổng phía đông Làng Kim Sơn và các hộ từ phía tây cổng trường THCS Hoằng Kim (thành 1 thôn): có số hộ = 119 hộ; số khẩu = 494 khẩu. Tên gọi là thôn My Du.

          6- Thôn 1, 2, 3 Kim Sơn được sáp nhập lại (thành 1 thôn): có số hộ = 264 hộ; số khẩu = 1.150 khẩu. Tên gọi là thôn Kim Sơn.

          Như vậy phương án sáp nhập trên giảm từ 12 thôn còn lại 6 thôn phù hợp với quản lý địa giới hành chính và qui định của Nhà nước.

          (Có biểu mẫu số 1 đính kèm)

          Bước 3: Tổ chức tuyên truyền: Bằng nhiều hình thức và là việc làm thường xuyên đến khi kết thúc việc sáp nhập thôn đến các tầng lớp nhân dân, để hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, chủ trương của việc sáp nhập. Ban văn hoá thu thập tài liệu có liên quan đến sáp nhập thôn để tuyên truyền sát đúng với đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

          Bước 4: Hình thức tổ chức họp dân: Cán bộ, Công chức được Ban chỉ đạo phân công phụ trách thôn, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về việc sáp nhập thôn (mục đích ý nghĩa của việc sáp nhập thôn) để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp cụ cho trưởng thôn tổ chức họp dân đạt kết quả tốt.

          Có hai hình thức họp lấy ý kiến nhân dân:

-         Hình thức thứ nhất: Họp dân để lấy ý kiến nhân dân về việc sáp nhập thôn.

-         Hình thức thứ hai: Lấy ý kiến bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến việc

Sáp nhập thôn.

          Trong hai hình thức này: Ban chỉ đạo lựa chọn hình thức thứ nhất (họp dân lấy ý kiến tại cuộc họp)

          Ban chỉ đạo chọn cử 3 thôn Kim Sơn làm điểm, thực hiện việc sáp nhập như bước 1 nêu trên. Thời gian 3 thôn tổ chức thực hiện xong trước ngày 05/01/2018. Các thôn còn lại xong trước ngày 10/01/2018. Các đồng chí phụ trách chi bộ, thôn đã được phân công có trách nhiệm hoàn thành thủ tục nộp về BCĐ (Đ/c Trịnh Tuấn Nguyện VP UBND) để tổng hợp báo cáo huyện, tỉnh.

2. Tổ chức thực hiện sau khi sáp nhập:

- Sau khi có quyết định phê duyệt Đề án sáp nhập thôn của UBND tỉnh, BCĐ xã sẽ tổ chức thực hiện việc kiện toàn sắp xếp lại tổ chức chi bộ, thôn, các chi hội và những người hoạt động không chuyên trách cấp thôn.

- Tiếp theo là giải quyết chế độ chính sách đối với những người nghỉ việc do sáp nhập thôn, theo qui định của nhà nước.

3. Gải pháp về cơ sở vật chất sau khi sáp nhập:        

- Đối vớ các nhà văn hoá thôn sẽ dư 6 nhà văn hoá: Cụ thể

3.1- Nhà văn hoá thôn 2 Nghĩa Trang cũ được sử dụng làm nhà sinh hoạt cho các tổ chức chính trị trong thôn, người quản lý nhà văn hoá thôn 2 do đồng chí cấp uỷ viên thuộc cấp uỷ chi bộ mới là thôn 1 Nghĩa Trang: Nhà văn hoá thôn 3 Nghĩa Trang  cũ hiện tại sẽ được sử dụng làm nhà văn hoá trung tâm của thôn 1 Nghĩa Trang mới, quản lý sử dụng thuộc thôn trưởng thôn 1 Nghĩa Trang mới quản lý:

3.2- Nhà văn hoá thôn 4 sẽ được sử dụng làm trung tâm cho thôn 2 Nghĩa Trang mới, còn lại nhà văn hoá thôn 5 cũ sẽ được bàn giao cho Đ/c cấp uỷ mới thuộc thôn 2 Nghĩa Trang mới quản lý sử dụng hội họp cho các đoàn thể chính trị trong thôn.

3.3- Nhà văn hoá thôn 7 được sử dụng làm trung tâm hội họp thôn 3 Nghĩa Trang mới, , còn lại nhà văn hoá thôn 6 cũ sẽ được bàn giao cho Đ/c cấp uỷ mới thuộc thôn 3 Nghĩa Trang mới quản lý sử dụng hội họp cho các đoàn thể chính trị trong thôn. Nhà văn hoá thôn Hiệp Thành được giao cho Đ/c cấp uỷ mới thôn 3 Nghĩa Trang mới để quản lý sử dụng, hội họp cho các đoàn thể chính trị trong thôn, đồng thời là điểm mở các lớp tập huấn hội thảo tại khu vực các thôn Nghĩa Trang.

3.4- Nhà văn hoá thôn 2 Kim Sơn được sử dụng làm nhà văn hoá trung tâm hội họp của thôn Kim Sơn mới, nhà văn hoá thôn 1 Kim Sơn được giao cho Đ/c cấp uỷ mới thôn Kim Sơn quản lý sử dụng, tổ chức hội họp các tổ chức chính trị xã hội, nhà văn hoá thôn 3 Kim Sơn được giao cho Đ/c cấp uỷ mới thôn Kim Sơn quản lý sử dụng, tổ chức hội họp các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời là điểm mở các lớp tập huấn hội thảo tại khu vực thôn Kim Sơn.

     3.5- Nhà văn hoá thôn Nghĩa Phú, thôn My Du được giữ nguyên quản lý sử dụng.

     3.6- Các công trình như: Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, đài truyền thanh và tài sản khác giao do đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn mới quản lý, điều hành và sử dụng.

      III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1-    UBMTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội:

Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, toàn thể nhân dân thực hiện hiệu quả

các nội dung, công việc trong quá trình sáp nhập. Tổ chức kiện toàn các chi hội sau khi sáp nhập.

2-    Ban Văn hoá: Thông tin tuyên truyền đầy đủ ý nghĩa, mục đích của việc sáp

nhập thôn, thường xuyên viết bài tuyên truyền trên đài truyền thành xã để tạo sự đồng thuận, thống nhất của các tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.

     Trên đây là Đề án sáp nhập thôn. UBND xã lập và trình BCĐ huyện, xã, UBND huyện biết và chỉ đạo thực hiện./.

           

Nơi nhận:                                                             TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

- UBND huyện (B/c)                                                                          CHỦ TỊCH

- Đảng uỷ-HĐND, MTTQ xã (B/c)

- Trưởng các đoàn thể (Đ/b)

- Cán bộ, công chức (T/h)

- Bí thư các chi bộ (T/h)

- Trưởng các thôn (T/h)

- Lưu VP UBND                                                                         Nguyễn Văn Đạo
                         

 

 

 

 

 

  

Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
293206