BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2024
BÀI TUYÊN TRUYỀN
VỀ LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2024
Ngày nay, khi chúng ta đang chung tay xây dựng xã hội văn minh hiện đại, gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Vì vậy cộng đồng và mỗi công dân cần phải đấu tranh để hạn chế và từng bước ngăn chặn, xóa bạo lực gia đình trong đời sống xã hội.
Mái ấm gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng và dạy dỗ con người.Nhà luôn là nơi yên bình và cho ta những tình cảm chân thật nhất. Chỉ khi ở nhà ta mới cảm thấy yên bình, bao lo âu mỏi mệt bỗng chốc tan biến. Gia đình luôn là niềm tự hào và đáng trân trọng trong tim mỗi người. Thật vậy, gia đình với con người rất quý giá và đáng trân trọng, nhưng hiện nay ở một số gia đình lại xuất hiện hành vi bạo lực đáng thương tâm. Đây là một trong những vấn nạn mà cả xã hội nhức nhối và cần có biện pháp để khắc phục.
Ngoài ra hiện nay còn có tình trạng bạo lực giữa cha mẹ và con cái.Với tâm lý, truyền thống, thói quen của người Việt, vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động dạy bảo con cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để con cái phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định ở trong thời kỳ phong kiến.Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Bên cạnh những hành vi từ phía cha mẹ đối với con cái, bạo lực gia đình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày càng gia tăng. Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do khác. Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con đã khôn lớn trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy của cha mẹ nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nguyên nhân đơn giản dẫn đến hành vi trên là do: những người già thì sức khỏe yếu, đầu óc thiếu tỉnh táo, sáng suốt, không còn sức lao động nên cần có người chăm sóc; trong khi những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời gian, công sức của mình cho cha mẹ, không đủ kiên nhẫn, bao dung hoặc cũng có thể do áp lực công việc và gánh nặng cuộc sống đúng như câu ca dao xưa “Cha mẹ nuôi con bằng trời bể - Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.
Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiến tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con.Nạn nhân chủ yếu của loại bạo lực này là phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham gia vào sự giáo dục những người làm dâu, làm con trong gia đình. Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa các thành viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau.
Điều này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận gia đình hiện nay, nó hoàn toàn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ hiếu của dân tộc Việt Nam.
Ngày 14 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua, một lần nữa lên án và có chế taì cụ thể trong vấn đề bạo lực gia đình . Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 gồm 6 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý Nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 ngày 14/11/2022.
Theo đó, tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có một số điểm mới như sau:
Bổ sung hành vi bạo lực gia đình
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hỗn hợp pháp;
- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
* Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định mới đã bổ sung các hành vi bạo lực gia đình sau:
- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.
- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi.
- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.
Ngoài ra, hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trước đây được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định chi tiết hơn như sau:
Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng.
NGƯỜI VIẾT BÀI
Công chức Tư pháp - Hộ tịch
- Ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Kimc biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Kim
- TỜ TRÌNH Về việc đề nghị thông qua dự thảo Nghị quyết ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Hoằng Kim
- NGHỊ QUYẾT Về việc ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Kim
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- SỐ HÓA HỒ SƠ, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 09/11
- CÁC KHOẢN HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2024
- 31 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI THU HỒI ĐẤT
- Bài tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2024
- BÀI TUYÊN TRUYỀN Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ quy định việc thực hiện liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 11 (Từ ngày 25/11 đến ngày 29/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 11 (Từ ngày 18/11 đến ngày 22/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 11 (Từ ngày 11/11 đến ngày 15/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 11 (Từ ngày 04/11 đến ngày 08/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4+1 tháng 10 (Từ ngày 28/10 đến ngày 01/11/2024)